Những điều cần tránh khi làm việc với cầu tháp
Cần trục tháp hay còn gọi là cẩu tháp là loại máy nâng có bộ phận thân tháp có chiều cao lớn được sử dụng chủ yếu trong các công trình xây dựng cao ốc và các công trình xây dựng lớn cần những kĩ thuật khá khó chính vì thế ko phải cty nào cũng có thể vận hành và mua thiết bị này, chính vì thế trên thị trường xuất hiện các dịch vụ cho thuê vận thăng để đáp ứng và phục vụ các nhà thầu. Xem thêm những điều cần tránh khi làm việc với cầu tháp
1. Công dụng:
Được dùng để vận chuyển vật liệu xây dựng và các cấu kiện xây dựng lên cao. Cần trục tháp được lắp ráp từ các cấu kiện trong các công trình xây dựng có độ cao lớn, khối lưọng công việc lớn trong một khoảng thời gian thi công dài. Thường được sử dụng để thi công nhà cao tầng, trụ cầu lớn, công trình thuỷ điện.
2. Cấu tạo chung:
Cấu tạo:
Gồm nhiều đoạn lắp ghép lại với nhau bằng mối ghép bu lông tại thân tháp dạng giàn thép không gia. Đầu tháp có thể chuyển động quay được trên đoạn tháp trên cùng.
Cần và cần đặt đối trọng được lắp khớp với đầu tháp và được neo giữ nằm ngang, có thể hạ xuống hoặc nâng lên được khi cần thiết.
Xe con mang vật di chuyển được trên ray nhờ cáp kéo để thay đổi tầm với.
Pa lăng nâng vật có các pu li cố định lắp trên xe con.
Cột ráp nối dùng để thay đổi chiêu cao của thân tháp.
Các cơ cấu :
Cần trục tháp loại này có các cơ cấu như : cơ cấu nâng hạ vật, cơ cấu di chuyển xe con để thay đổi tầm với và cơ cấu quay. Ở các cơ cấu này, thì cần trục tháp có thể vận chuyển hàng ở trong vùng làm việc của nó là hình trụ xuyên.
Cũng tuỳ theo loại, ngoài ra cần trục tháp có thể còn có các cơ cấu khác như di chuyển, nâng hạ cần, di chuyển đối trọng, thay đổi chiêu cao thân tháp,…
3. Phân loại:
Dựa trên đặc điểm làm việc của thân tháp thì cần trục tháp được chia làm 2 loại:
– Cần trục tháp có thân tháp quay
– Cần trục tháp có thân tháp không quay (đầu tháp quay)
Dựa vào dạng cần, chia 2 loại:
– Cần trục tháp có cần nâng hạ
– Cần trục tháp có cần đặt nằm ngang
Dựa vào khả năng di chuyển :
– Cần trục tháp đặt cố định
– Cần trục tháp di chuyển trên ray
Dựa vào khả năng thay đổi độ cao, có các loại sau:
– Cần trục tháp tự nâng, tăng dần độ cao bằng cách nối dài thêm thân tháp.
– Cần trục tháp tự leo, cần trục leo dần lên cao theo sự phát triển độ cao của công trình.
– Cần trục tháp không thay đổi được độ cao.
4. Nguy cơ mất an toàn
– Rơi tải trọng: Do nâng quá tải làm đứt cáp nâng tải, nâng cần, móc buộc tải. Do công nhân lái khi nâng hoặc lúc quay cần tải bị vướng vào các vật xung quanh. Do phanh của cơ cấu nâng bị hỏng, má phanh mòn quá mức quy định, mô men phanh quá bé, dây cáp bị mòn hoặc bị đứt, mối nối cáp không đảm bảo…
– Sập cần: là sự cố thường xảy ra và gây chết người do nối cáp không đúng kỹ thuật, khóa cáp mất, hỏng phanh, cầu quá tải ở tầm với xa nhất làm đứt cáp.
– Đổ cẩu: do vùng đất mặt bằng làm việc không ổn định (đất lún, góc nghiêng quá quy định…), cầu quá tải hoặc vướng vào các vật xung quanh, dùng cầu để nhổ cây hay kết cấu chôn sâu…
– Tai nạn về điện: do thiết bị điện chạm vỏ, cần cẩu chạm vào mạng điện, hay bị phóng điện hồ quang, thiết bị đè lên dây cáp mang điện, thiết bị xe nâng hàng xâm nhập vào vùng nguy hiểm của đường dây tải điện.…
– Chèn ép: người giữa phần quay của cần trục hoặc giữa tải và chướng ngại vật, cán, kẹp người trên đường ray.
CÔNG TY TNHH VÀ THIẾT BỊ HUY ĐỘ
Địa chỉ văn phòng: 818 Đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 043.835.3364
Fax: 043.775.1336
Địa chỉ xưởng sản xuất: Cụm CN Ngọc Sơn, Chúc Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội
Điện thoại: 043.371.7328
Email: ctyhuydo@gmail.com
Website: http://thietbihuydo.com
http://www.mayxaydungtot.com
Facebook: Thiết bị xây dựng Huy Độ
Youtube: Thiết bị xây dựng Huy Độ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét